Như bạn đã biết, canxi là một khoáng chất thiết yếu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Đôi khi, việc bổ sung canxi từ con đường ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng ta, khi đó, biện pháp thay thế sẽ là bổ sung canxi thông qua các thực phẩm chức năng. Vậy, như thế nào là uống canxi đúng cách? Mời bạn cùng Pharmacity tìm câu trả lời từ các thông tin sau đây.
Uống Calcium để làm gì?
Việc bổ sung Calcium đúng cách và hợp lý sẽ mang lại lợi ích tích cực cho cơ thể con người. Tuy nhiên, đối với từng độ tuổi riêng biệt sẽ có những tác động khác nhau về mặt sức khỏe.
Đối với trẻ nhỏ
Bổ sung canxi sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển chiều cao vượt trội, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, còn góp phần vào việc loại bỏ đi những vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe cho bé. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị thiếu hụt loại khoáng chất thiết yếu này, sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, răng yếu, trẻ chậm lớn và suy dinh dưỡng,…
Không những thế, canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ nhỏ, giúp bé phát triển toàn diện. Nhờ đó, trẻ em có đủ canxi sẽ rất ít nổi cáu hay quấy phá vào buổi đêm.
Tác dụng của canxi đối với trẻ nhỏ
Đối với người trưởng thành
Hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp khi vận động, hỗ trợ cho khung xương chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn vô cùng cần thiết cho quá trình hoạt động của hệ tim. Nếu không có đủ canxi thì cơ tim sẽ co bóp yếu đi, cơ thể mệt mỏi rã rời và hay đổ mồ hôi.
Tác dụng của canxi cho người cao tuổi
Đối với người già, mật độ canxi trong xương thấp nên rất dễ bị loãng xương, gãy xương,…Do đó, việc bổ sung nhờ uống canxi đúng cách sẽ giúp người cao tuổi hạn chế được các tình trạng đau nhức, bảo vệ khung xương được chắc khỏe và ổn định. Ngoài ra, có đủ canxi trong cơ thể sẽ giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng hệ thần kinh và giảm tình trạng đau đầu.
Tác dụng của canxi đối với người cao tuổi
Những ai nên & không nên uống canxi?
Tuy loại khoáng chất này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng cần được bổ sung thêm canxi. Thay vào đó, cần quan tâm đến việc họ có thuộc nhóm đối tượng nên hay không nên uống canxi.
Những đối tượng nên uống canxi
Trên thực tế, bác sĩ chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên cho các đối tượng sau uống canxi bổ sung, cụ thể là:
- Phụ nữ đang mang thai: Cần được bổ sung canxi với liều lượng nhiều hơn người bình thường. Vì lúc bấy giờ, người mẹ cần có nhiều canxi và khoáng chất để cấu thành nên khung xương thai nhi trong cơ thể. Ngay cả sau khi sinh, nhu cầu canxi của người mẹ vẫn rất cao nhằm hồi phục sức khỏe và tránh bị loãng xương.
- Trẻ em đang phát triển: Ở độ tuổi dậy thì, trẻ em cần được bổ sung nhiều canxi và vitamin D, để phát triển đầy đủ chiều cao và vóc dáng.
- Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh: Giai đoạn này, phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi khá cao nên cần được bổ sung kịp thời.
- Người có bệnh lý về xương và hệ tiêu hóa: Đối tượng này cần được cung cấp thêm canxi thông qua việc uống thực phẩm bổ sung. Bởi vì cơ thể đang tạm thời không dung nạp hoặc dung nạp rất ít canxi từ thức ăn hàng ngày.
- Người già: Người có độ tuổi cao là đối tượng đặc biệt cần bổ sung thêm canxi. Do sự thoái hóa cơ thể dẫn đến hệ xương yếu đi và hao hụt canxi nghiêm trọng.
Những ai nên và không nên uống canxi?
Những đối tượng không nên uống canxi
Có một số trường hợp và đối tượng nên cân nhắc về việc tiêu thụ canxi hoặc nên hạn chế sự tiếp xúc với canxi, bao gồm:
- Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh đặc biệt: Chẳng hạn như bệnh về đường tiết niệu và bệnh thận có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của canxi trong cơ thể. Trong trường hợp này, việc uống canxi nhiều có thể gây ra sự tích tụ canxi, gây hại đến sức khỏe.
- Người có tiền sử mắc sỏi thận: Một lượng canxi nhiều trong nước tiểu có thể góp phần vào sự hình thành sỏi thận. Người có tiền sử mắc sỏi thận nên theo dõi lượng canxi tiêu thụ và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Người bị dị ứng canxi: Một số người có sự nhạy cảm với canxi, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, hoặc táo bón khi tiêu thụ canxi. Trong trường hợp này, họ nên hạn chế bổ sung canxi và cần trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để tìm giải pháp thay thế.
: Bổ sung canxi đúng cách cho người bệnh sỏi thận
Nên uống canxi vào lúc nào là tốt nhất?
Chắc hẳn có nhiều đang thắc mắc về việc: “Nên uống canxi vào lúc nào là tốt nhất?”. Theo các nghiên cứu của chuyên gia thì việc bổ sung canxi vào buổi sáng mới được xem là uống canxi đúng cách. Ngoài ra, kết hợp với vận động ngoài trời vào thời gian này sẽ thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
Nên uống canxi vào lúc nào là tốt nhất?
Liều lượng canxi được khuyến nghị mỗi ngày
Liều lượng canxi được khuyến nghị mỗi ngày có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Cụ thể như sau:
Trẻ em:
- Từ 1 – 3 tuổi: 700 – 1000mg/ngày
- Từ 4 – 8 tuổi: 1000 – 1300 mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 18 tuổi: 1300mg/ngày.
Người trưởng thành:
- Nam và nữ từ 19 – 50 tuổi: 1000mg/ngày.
- Nữ trên 50 tuổi và nam trên 70 tuổi: 1200mg/ngày.
- Nam trên 51 tuổi: 1000 – 1300 mg/ngày.
- Phụ nữ trên 51 tuổi: 1200 – 1500 mg/ngày.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú:
- Nên được bổ sung canxi 1000 – 1300mg/ ngày. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng canxi phù hợp.
Liều lượng canxi được khuyến nghị mỗi ngày
Uống canxi bao lâu thì ngưng?
Việc uống canxi không nên kéo dài quá lâu mà cần thực hiện theo các khuyến cáo y khoa. Người bình thường chỉ nên bổ sung canxi theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 3 tháng, mỗi năm từ 2 đến 3 đợt. Ngoài ra, nên trao đổi thêm với bác sĩ để có liệu trình uống canxi phù hợp nhất với thể trạng.
Bên cạnh đó, đối với câu hỏi: “Người cao tuổi uống canxi bao lâu thì ngưng?”, Pharmacity có một vài lưu ý quan trọng, như sau:
- Khi cho người cao tuổi uống thuốc bổ sung canxi cần đặc biệt quan tâm và làm theo các chỉ định của bác sĩ.
- Người cao tuổi chỉ nên uống canxi theo đợt, mỗi năm có khoảng 2 – 3 đợt uống và mỗi đợt sẽ kéo dài 3 tháng. Lưu ý, cần tạm ngưng từ 1 đến 2 tháng giữa các đợt để cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Uống canxi bao lâu thì ngưng?
Những lưu ý cần nhớ khi uống canxi
Khi uống canxi cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng, có thể kể đến như:
- Uống đúng liều lượng: Nên tuân theo liều lượng canxi được đề xuất bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Việc uống quá nhiều canxi có thể gây tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn hoặc táo bón.
- Phân chia liều uống: Nếu cần uống nhiều canxi trong một ngày, nên chia thành nhiều lần uống để cải thiện sự hấp thụ và giảm tác dụng phụ.
- Tránh kết hợp canxi và sắt: Nghĩa là cần tránh uống canxi khi tiêu thụ thức ăn có chứa sắt hoặc uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Vì sắt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
- Kiểm tra sự tương tác thuốc: Cần kiểm tra xem thuốc canxi có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng hay không. Hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.
- Theo dõi tác dụng phụ: Một số người có thể gặp tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng canxi. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy thảo luận với bác sĩ về cách giảm thiểu tác dụng phụ hoặc đổi dòng sản phẩm canxi mà bạn đang sử dụng.
- Sử dụng các nguồn canxi tự nhiên: Ngoài việc uống canxi bổ sung, hãy cân nhắc cải thiện chế độ ăn uống bằng các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, hạt hướng dương, cá hồi, và rau xanh.
- Kiểm tra định kỳ: Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để đảm bảo rằng mức canxi trong cơ thể được duy trì ở mức hợp lý.
Những lưu ý cần nhớ khi uống canxi
[Giải đáp] Sau khi uống canxi không nên ăn gì?
Trên thực tế, có một số thực phẩm và thức uống nên tránh dùng cùng lúc hoặc sau khi uống canxi để đảm bảo sự hấp thụ canxi ở mức tốt nhất. Cụ thể là:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể cạnh tranh với canxi từ thuốc bổ sung trong quá trình hấp thụ. Điều này khiến cho cơ thể khó hấp thụ canxi hơn thậm chí là khiến lượng canxi trong cơ thể sụt giảm nhanh chóng. Nếu bạn muốn uống sữa, hãy chờ ít nhất 2 giờ sau khi uống canxi.
- Thực phẩm giàu oxalate: Các thực phẩm giàu oxalate như cà tím, cà chua, rau bina và cải cúc sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
- Thực phẩm giàu phytate: Thực phẩm chứa phytate thường là đậu lăng và các loại ngũ cốc có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
- Caffeine: Caffeine có trong cà phê và đồ uống năng lượng sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu thụ canxi.
- Thuốc kết tủa: Thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và viêm loét dạ dày, thuốc kết tủa cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình cơ thể dung nạp canxi.
- Thực phẩm quá mặn: Đồ ăn mặn không những làm giảm khả năng hấp thụ canxi mà còn gây độc hại cho thận. Theo các chuyên gia, nếu tiêu thụ 6g muối có thể khiến cơ thể mất đi từ 40 đến 60g canxi.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm: Điển hình như thịt heo, bò và trứng có hàm lượng protein cao, sẽ khiến cho tốc độ hấp thụ canxi của cơ thể bị giảm sút.
- Nước ngọt, nước có gas và các chất kích thích: Lượng photpho có trong các loại thức uống này sẽ gây ức chế khả năng sử dụng canxi trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng men răng yếu dần và gây tổn hại đến sức khỏe của xương.
Sau khi uống canxi không nên ăn gì?
Đến đây là kết thúc bài viết xoay quanh các vấn đề về việc uống canxi đúng cách. Mong rằng các thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thực phẩm chức năng này. Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất từ Pharmacity nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin B1 là gì? Công dụng của vitamin b1 & hướng dẫn cách dùng chính xác
- Vitamin B12: Khái niệm, công dụng & cách dùng đúng
- Vitamin B2 là gì? Vitamin B2 có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?
- Người lớn thiếu canxi nên uống gì? Các loại thức uống và thực phẩm chức năng bổ sung canxi hiệu quả