Nói đến đậu đen làm thuốc thì dân gian phân thành hai loại: đậu đen lòng trắng và đậu đen lòng xanh. Ta thấy, khi dùng để nấu chè, nấu xôi đậu hay trộn nếp gói bánh…, các chị em thường chọn loại lòng trắng vì hạt nó to, lên hình đẹp hơn còn khi dùng làm thuốc thì lại chọn loại lòng xanh.
Vì sao như vậy? So với đậu đen lòng trắng, loại lòng xanh có phải có những điểm nổi trội về công dụng hơn? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Đậu đen hay còn gọi là hắc đậu. Thông thường, ta có thể nhận dạng hai loại đậu đen nói trên bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài: đậu đen lòng trắng có màu đen hơi xỉn và to như hạt đậu trắng còn đậu đen lòng xanh thì nhỏ hơn, có màu đen bóng và gợi cảm giác rất chắc (và thường thì cũng không khó để cắn cho hạt đậu vỡ ra làm hai và bằng cách này, bạn có thể biết chắc chắn hơn bên trong của nó là màu gì).
Mặt khác, giá của đậu đen lòng xanh cũng cao hơn đậu đen lòng trắng.
Được biết, trong Đông y, đậu đen lòng xanh là vị thuốc nổi tiếng với công dụng bổ can thận âm.
Cụ thể, y học cổ truyền quan niệm màu xanh quy vào kinh Can (gan) mà Can thì khai khiếu ra mắt; màu đen quy vào kinh Thận mà Thận thì chủ cốt tủy, khai khiếu ra tai.
Chính vì vậy, đậu đen lòng xanh vừa bổ gan, vừa bổ thận nên có thể điều trị các chứng liên quan như mắt mờ, tai điếc, ù tai (trong khi đậu đen lòng trắng chỉ dừng lại ở bổ thận, giúp giảm đau lưng, mỏi gối, ù tai…) (1).
Mặt khác, nếu so với đậu xanh thì đậu đen lòng xanh có cùng màu xanh, thông vào kinh Can nhưng đậu xanh chỉ chuyên về thanh nhiệt, giải độc còn đậu đen lòng xanh thì vừa thanh nhiệt, giải độc lại vừa bổ thận (1).
Cụ thể, dùng đậu đen lòng xanh làm thuốc còn có thể cải thiện các chứng do thận âm hư, can âm hư như:
Cách dùng làm thuốc như sau:
Lưu ý: Người đang bị tiêu chảy không nên dùng.
Đối với các bệnh thể nhiệt kể trên, bạn có thể dùng bài thuốc sau đây: