Thời gian gần đây, có lẽ detox là cụm từ hay được nhắc đến nhất khi nói về thanh lọc và giải độc cơ thể (nhất là giới trẻ). Detox nghĩa là giải độc cơ thể và bắt nguồn từ chữ đầy đủ của nó là detoxification (1).
Tuy nhiên, theo thông tin từ các chuyên gia thì trên lý thuyết, chúng ta không cần phải thải độc vì cơ thể người vốn đã có cơ chế tự thải độc của nó. Tuy nhiên, với những người đã bị nhiễm độc thì cần thải độc và việc thực hiện thải độc phải được chỉ định bởi bác sĩ.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều chị em lạm dụng các loại thảo dược và rau củ thải độc trong thời gian dài khiến cho gan, thận làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, hình thành bệnh tật và chất lượng cuộc sống cũng giảm sút. Trên thế giới, các chuyên gia cũng đã cảnh báo về những hệ lụy của việc giảm cân và detox sai cách trong thời gian dài (2).
Việc giải độc cơ thể phải dựa vào những cơ quan có chức năng giải độc, đó là da, gan và thận.
Từ thực phẩm: Thức ăn là mối lo ngại thường trực nhất khi nói về nhiễm độc. Thật vậy, ông bà ta hay nói “bệnh tùng khẩu nhập”, nghĩa là bệnh từ miệng mà vào.
Ngày nay, trước sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong chế biến và thương mại thực phẩm; con người đang đứng trước hàng loạt các nguy cơ bị đầu độc sức khỏe như: thực phẩm nhiễm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại, thực phẩm giả, thực phẩm chứa chất phụ gia không được quy định trong an toàn thực phẩm…
Không chỉ thế, thực phẩm ôi thiu và chế độ ăn uống mất cân đối cũng là những nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa và gan thận bị ảnh hưởng, về lâu dần tạo thành độc tố tích tụ trong cơ thể (theo thống kê của ngành y tế, có đến 10 % dân số nước ta từng gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa – bao gồm hấp thu dinh dưỡng, bài tiết cặn bã và độc tố…).
Từ môi trường sống: Bên cạnh thức ăn thì môi trường sống cũng có khả năng khiến cho cơ thể bị nhiễm độc (như khói bụi, hơi xăng dầu…). Đặc biệt, ngày nay chúng ta còn nghe đến cụm từ “hội chứng văn phòng cao ốc”, “ô nhiễm văn phòng” với những mối nguy hại đối với sức khỏe (từ khói bụi máy in, máy điều hòa…).
Từ mỹ phẩm: Ngoài ra, với các chị em hay dùng mỹ phẩm thì tình trạng ngộ độc da, da bị bội nhiễm… cũng thường xuyên xảy ra.
Từ thói quen sống: uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích độc hại, lạm dụng thuốc, ăn uống quá mức, thiếu khoa học…
Chính vì vậy, khi có nghi ngờ rằng cơ thể đã bị nhiễm độc, chúng ta mới cần thanh lọc cơ thể theo hướng dẫn của chuyên gia y tế (2).
Nếu thường xuyên có các biểu hiện sau đây, bạn nên đi khám sức khỏe để được hướng dẫn thải độc cơ thể:
Chính vì vậy, nếu cảm thấy mình bị nhiễm độc, bạn cần đi xét nghiệm để biết chính xác những cơ quan đang bị ngộ độc, từ đó áp dụng cách điều trị và thải độc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Sau cùng, không gì tốt hơn là giữ gìn thói quen ăn uống khoa học (không ăn đồ chiên cháy khét, không ăn quá nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn…) và đặc biệt là uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh (từ 50 – 100 g/ ngày) cùng luyện tập thể dục thể thao ít nhất 90 phút mỗi tuần, bạn nhé! (2) (3).