Bạn biết đấy, rùa là loài vật có tuổi thọ cao và nằm trong Tứ linh nên thường được gắn với các yếu tố thần kỳ. Đặc biệt, mai rùa là bộ phận được dân gian xem như hồn cốt của rùa, có tính linh thiêng.
Chính vì thế, khi mò được các mai rùa dưới ao hoặc nhặt được ở đâu đó, người ta thường mang về lưu giữ hoặc làm vật chiêm bốc (xem bói) (1).
Thời còn đi học, tôi vẫn hay nghe kể về cách người xưa lần theo các vết nứt trên mai rùa rồi ứng với các chữ cái mà đoán ý “thần linh”.
Không chỉ thế, mai rùa còn được dùng làm thuốc. Vậy, mai rùa có tác dụng gì và khi dùng làm thuốc thì nên dùng mai trên hay mai dưới?
Mai rùa còn được gọi là quy bản (龜板) hay quy giáp (龜甲), rất cứng và xương mai rùa ghép lại cũng rất chặt (vì vậy, người xưa cho rằng nó có thể làm khít lại phần thóp trên đỉnh đầu của trẻ) (5).
Như vậy, làm thế nào để có được một lượng nhỏ mai rùa làm thuốc?
Rất đơn giản. Theo sách Thần nông bản thảo kinh thì khi gặp nhiệt độ cao (nóng), xương mai rùa sẽ tiết ra màng dính và lúc này, ta có thể dễ đập vỡ mai rùa hơn (1).
Vào thời nguyên thủy, người xưa dùng cả mai trên của rùa (được gọi là “bối giáp” 背甲) và mai dưới (tức yếm rùa, được gọi là “phúc giáp” 腹甲) để điều trị bệnh. Đến thời nhà Thanh, các vị lang y thấy rằng mai rùa dưới giúp bổ âm tốt hơn nên đa phần họ chỉ dùng mai dưới làm thuốc.
Tuy nhiên, sau này, khi các kết quả nghiên cứu cho thấy mai trên và mai dưới của rùa đều không khác nhau về thành phần và tác dụng điều trị bệnh thì cả hai mai lại được dùng làm thuốc.
Mặt khác, nếu xét về chất keo dính của mai rùa thì ở mai trên nhiều hơn mai dưới (1).
Mai rùa có vị mặn, tính bình. Theo các ghi chép thì đây là một vị thuốc quý và có nhiều tác dụng. Công dụng của mai rùa là:
Cách dùng: mỗi ngày sắc uống từ 12 – 24 g, có khi lên đến 30 g (cũng có thể tán bột uống nhưng dùng dưới dạng thuốc sắc thì vẫn tốt hơn) (4) (5).
Bản thân mai rùa có dược tính nhưng khi dùng làm thuốc, dân gian thường kết hợp với các thảo dược khác hoặc dược liệu dẫn để mang lại hiệu quả cao hơn.