“Hoa cúc không sợ thu sương
Để màu ẩn dật, mùi hương đậm đà“
(Ca dao) (1).
Hoa cúc từ xưa đã được ví như người quân tử vì dáng hoa đẹp, hương kín đáo và thơm hoa, thơm cả lá cành!
Ngoài giá trị làm cảnh, hoa cúc còn được làm thành trà, thành rượu, ướp hương. Về mặt y học, hoa cúc cũng là vị thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau (tùy theo loại).
Thời điểm giáp Tết cũng là lúc những chậu hoa cúc được chăm sóc, vận chuyển khắp mọi miền. Từ đó, cảm tình mùa xuân bắt đầu khiến cho những cô gái trẻ suy nghĩ vẩn vơ:
“Bốn mùa bông cúc nở sai
Ðể coi trời khiến duyên này về ai!“
(Ca dao) (1).
Trong số những loài cúc đẹp, được bày bán phổ biến thì ta có thể kể đến cúc vạn thọ (khổng tước thảo), cúc hoa trắng (bạch cam cúc) và cúc hoa vàng (cam cúc, hoàng cúc).
Cúc vạn thọ (Tagetes erecta) có mùi thơm hơi hắc, hơi khó ngửi nhưng lại có thể giúp tan đàm, tiêu viêm và điều trị viêm kết mạc cùng nhiều bệnh về mắt khác.
Cách dùng cụ thể như sau:
Phân biệt: loại vạn thọ đang nói ở đây là cây vạn thọ cao – loại này thân nhánh cao khoảng 60 cm và có hoa to màu vàng tươi mà ta hay chưng Tết (khác với loại vạn thọ lùn cũng hay được trồng làm cảnh, hoa nhỏ, có màu vàng sậm và thường chỉ cao bằng một nửa loại vạn thọ cao).
Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) cũng là loại thường được dùng làm thuốc. Trong những bài thuốc nổi tiếng có dùng vị thuốc này, ta có thể kể đến bài thuốc chuyên điều trị hoa mắt, mắt đỏ, nghẹt mũi và chóng mặt.
Loài cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium) có dáng hoa đẹp, thanh nhã và thường được dùng như một loại trà giúp sáng mắt, chậm lão hóa (mỗi ngày, hãm 1 – 2 g hoa khô và uống như trà).
Có thể kể đến một số bài thuốc có dùng hoa cúc như sau:
Ngoài hoa cúc thì ngày xuân “trăm hoa đua nở”, ta còn có nhiều loài hoa khác vừa đẹp vừa có công dụng làm thuốc như hoa đào, hoa hồng, hoa nhài, hoa mơ… Bạn đã mua trồng những chậu hoa đón Tết chưa, trong ấy có hoa cúc chứ?