Theo y học cổ truyền, cây đinh lăng được xem là loại cây thảo dược có tác dụng bồi bổ và điều trị các loại bệnh về xương khớp, bệnh về da và các bệnh liên quan đến phụ nữ. Cùng Pharmacity tìm hiểu về các lợi ích của cây đinh lăng và bí quyết sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả sức khỏe nhất.
Cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng hay còn được biết đến với tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms hoặc Ming Aralia, thuộc họ nhân sâm. Đây là một loại cây có hình dạng cây bụi, với chiều cao khoảng 5 mét và rộng 2-3 mét. Đặc trưng của cây đinh lăng là có những nhánh cây mở rộng, lá xanh bóng tập trung gần đỉnh các cành.
Cây đinh lăng đã trở thành một thành phần quan trọng trong y học cổ truyền, được sử dụng như một liều thuốc bổ, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đây còn là dược liệu được dùng phổ biến để làm gia vị trong các món ăn.
Trong cây đinh lăng chứa nhiều loại vitamin trong đó bao gồm vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1. Ngoài ra, nó còn chứa các chất khác như glucozit, alcaloid và flavonoid có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Giới thiệu chung về cây đinh lăng
Công dụng của cây đinh lăng
Cây đinh lăng, đặc biệt là phần lá có tác dụng chữa được một số bệnh và giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Dưới đây là các công dụng nổi bật mà loại cây này mang lại.
Cây đinh lăng chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu nước uống hàng ngày từ lá đinh lăng sẽ giúp hỗ trợ chữa trị các vấn đề như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
Cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Cây đinh lăng có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, lá đinh lăng còn có khả năng cải thiện lưu thông khí huyết, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt.
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Cải thiện rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Giảm thiểu chứng đau đầu, mất ngủ
Lá đinh lăng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng. Vì thế, việc dùng lá đinh lăng sẽ giúp an thần để ngủ ngon giấc hơn, giảm triệu chứng đau đầu hiệu quả.
Điều trị đau lưng nhờ cây đinh lăng
Mọi phần của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng để điều trị chứng đau lưng. Đối với lá đinh lăng, bạn chỉ cần rửa sạch, nghiền nhuyễn và xoa lên vùng lưng đau 2 lần mỗi ngày là có thể cải thiện đáng kể.
Cây đinh lăng bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
Cây đinh lăng được biết đến với khả năng giảm cơn đau ở vùng cổ tử cung, đặc biệt là hiệu quả đối với phụ nữ sau khi sinh. Nó chủ yếu được sử dụng để bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho các bà mẹ sau quá trình “vượt cạn”.
Một số bài thuốc hay từ cây đinh lăng
Gợi ý các bài thuốc hay trị bệnh từ cây đinh lăng mà bạn nên tham khảo:
Chữa dị ứng
- Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch.
- Đun sôi khoảng 200ml nước,rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín.
- Mở nắp và dùng đũa đảo đều mỗi vài phút một lần.
- Khoảng 5-7 phút ngâm, chắt lấy nước uống.
Chữa mất ngủ
- Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, 20g lá vông, 20g lang diệp. 12g tâm sen, 16g liên nhục.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với 400ml nước rồi đun sôi.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn 150ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
: Cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Trị mụn
- Lấy lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, cho thêm ít hạt muối vào và giã nhuyễn.
- Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da đang có mụn, chờ cho đến khi chúng khô lại thì bỏ đi và rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi ngủ và nên duy trì khoảng 2 tuần để quan sát được hiệu quả giảm mụn và mịn da từ phương pháp này.
Chữa bệnh đau lưng
- Chuẩn bị khoảng 20-30g thân và cành cây đinh lăng, rửa sạch rồi cắt khúc.
- Sau đó cho vào nồi cùng với nước và đun sôi để uống hằng ngày.
- Uống liên tục khoảng 10-15 ngày sẽ thấy tình trạm đau lưng giảm rõ rệt.
Chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh
- Chuẩn bị khoảng 400g lá đinh lăng, sau đó rửa sạch.
- Đun 300ml nước với lá trên lửa nhỏ.
- Khi nước chỉ còn khoảng 200ml, tắt bếp.
: Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú
Một số bài thuốc hay trị bệnh từ cây đinh lăng
Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng đinh lăng trong các bài thuốc hàng ngày, bạn cần tuân thủ theo các lời khuyên sau:
- Tránh sử dụng quá liều lượng để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 10 – 20g cây đinh lăng đã phơi khô và hạn chế sử dụng kéo dài.
- Đối với trẻ em không chỉ nên dùng ngoài da thay vì uống nước lá đinh lăng vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch của trẻ.
- Thai phụ trong 3 tháng đầu cũng nên hạn chế uống nước lá đinh lăng để tránh đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Không nên uống nước sắc lá đinh lăng khi đã nguội hoặc để qua đêm. Nếu cần, bạn có thể đun sôi lại nước trước khi sử dụng
- Các trường hợp dị ứng với loại cây này, không nên đắp chúng lên da vì có thể làm tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù cây đinh lăng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và có khả năng điều trị một số loại bệnh, nhưng quan trọng là sử dụng nó với liều lượng hợp lý và đúng cách để đảm bảo an toàn. Nếu bạn quan tâm đến việc thêm cây đinh lăng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, việc thảo luận với bác sĩ là rất quan trọng.