Trẻ sơ sinh bị ho là một vấn đề phổ biến, nguyên nhân là do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện. Trong bài viết này, Phamacity sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho, nguyên nhân gây ho các cách chăm sóc hiệu quả để giúp bé vượt qua tình trạng ho hiệu quả. Đồng thời, bài viết cũng sẽ hướng dẫn khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị ho
Để hiểu rõ về cơn ho về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho, ba mẹ cần phải nhận biết những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số lý do chủ yếu mà các bậc phụ huynh nên chú ý:
- Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng đi kèm thường bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi, và sốt nhẹ.
- Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp.
- Viêm mũi dị ứng hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn.
- Bệnh lý khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, ho gà, hen suyễn.
- Môi trường sống xung quanh quá nhiều khói bụi ô nhiễm.
- Rủi ro trẻ bị sặc, hóc dị vật.
- Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm họng cấp.
Các nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị ho
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho đơn giản và hiệu quả
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho tại nhà đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Khi trẻ có các dấu hiệu ho thông thường, ba mẹ có thể áp dụng các cách chữa ho đơn giản tại nhà sau đây.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Tình trạng ho và ngạt mũi có thể gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho trẻ nhỏ, như khó thở, khóngủ. Chăm sóc trẻ bị ho và sổ mũi bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ nước vào mũi có thể làm cho chất nhầy trong mũi trở nên loãng hơn, giúp làm thông thoáng đường thở.
Đối với trẻ sơ sinh, sau khi nhỏ nước muối, cha mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để hút lấy dịch nhầy trong mũi. Mỗi ngày nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 giọt, lần lượt từng bên mũi.
Cho bé bú sữa mẹ
Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chưa cần uống nhiều nước khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn chứa các yếu tố miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị ho, việc cho trẻ bú nhiều hơn sẽ giúp kích thích sản xuất dịch nhầy trong đường hô hấp, giúp làm loãng dịch nhầy, từ đó làm dịu họng và giảm ho hiệu quả.
Sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch cho bé hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Thoa dầu tràm
Việc sử dụng dầu tràm trong chăm sóc trẻ sơ sinh có thể giúp giảm các triệu chứng ho. Dầu tràm thường được sử dụng bằng cách thoa nhẹ nhàng ở các vị trí như lưng, ngực và cổ của bé.
Ngoài ra, dầu tràm còn được biết đến với công dụng làm sạch và thông thoáng đường hô hấp. Khi tắm cho trẻ, mẹ có thể nhỏ một vài giọt dầu tràm vào nước tắm của trẻ, trong quá trình tắm, trẻ sẽ hít hương dầu tràm.
Cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh thì sử dụng một lượng nhỏ dầu tràm và tránh thoa trực tiếp lên da nhạy cảm hoặc vùng mặt của bé.
Chườm ấm cho trẻ sơ sinh
Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm để đặt lên ngực và cổ của bé có thể giúp cải thiện tình trạng ho và tạo cảm giác thoải mái cho bé. Tuy nhiên, việc chườm ấmnóng không nên được thực hiện liên tục.
Mẹ cần chú ý giữ cho nhiệt độ của khăn hoặc túi chườm không quá nóng và không đặt trực tiếp lên da của bé mà nên có một lớp vải mỏng để bảo vệ. Thời gian chườm nóng cũng không nên quá 20 phút mỗi lần.
Cách chữa trẻ sơ sinh bị ho: Đổi tư thế bé
Khi bé nằm ngửa, dịch nhầy có thể tích tụ ở cổ họng gây ho nhiều hơn. Vì vây, việcViệc đặt một chiếc khăn gấp dưới nệm của bé để nâng cao đầu một chút cũng là một biện pháp hiệu quả để giúp bé giảm triệu chứng ho có đờm. Kê đầu bé cao hơn mức bình thường giúp hạn chế việc đờm trào ngược lên và tắc đường thở của bé, từ đó làm giảm ho và cải thiện sự thoải mái khi bé ngủ.
Kê gối cao hơn bình thường giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khan
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ
Trẻ sơ sinh bị ho có thể không nguy hiểm nếu có các triệu chứng thông thường như nghẹt mũi hoặc viêm họng nhẹ. Tuy nhiên, có những trường hợp khi bé ho, ba mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
- Bé nhỏ hơn 34 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 34 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu và dễ bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ các bệnh truyền nhiễm, do đó cần được theo dõi kỹ lưỡng.
- Ho khan kéo dài hơn 5-7 ngày: Nếu bé ho kéo dài mà không có dấu hiệu cải thiện mặc dù không sốt, có thể là một dấu hiệu của một bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
- Sốt từ 38°C trở lên: Sốt cao kèm theo ho có thể là dấu hiệu của một bệnh trạng nghiêm trọng như viêm phổi.
- Thở khò khè, khó thở hoặc thở nhanh hoặc lồng ngực bị lõm khi hít thở: Thở khò khè hoặc thở nhanh là biểu hiệu của các vấn đề về hô hấp.
- Ho ra máu hoặc có đờm xanh, vàng đậm.
- Trẻ trở nên lờ đờ, không chịu bú, hoặc khóc liên tục không dứt.
- Da xanh hay tím tái: Da xanh hay tím tái là tình trạng của thiếu oxy và cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị.
Nếu không chắc chắn về nguyên nhân gây ho của bé, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám để hướng dẫn chăm sóc hoặc điều trị.
Một số lưu ý cần biết khi trẻ sơ sinh bị ho
Để đảm bảo quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho được an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý các điều dưới đây:
- Chăm sóc dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối giúp hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng ho.
- Giữ ấm cơ thể: Đảm bảo bé luôn được giữ ấm, đặc biệt là vùng ngực và cổ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc và ô nhiễm, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về hô hấp.
- Duy trì độ ẩm trong phòng: Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí trong phòng bé không quá khô.
- Không lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc không đúng hoặc lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể gây ra các vấn đề về kháng kháng sinh và tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.
- Không dùng chung các vật dụng chăm sóc cho trẻ: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và không dùng chung các vật dụng chăm sóc cho trẻ, như chăn, gối hoặc đồ chơi.
- Thảo luận với bác sĩ: Nếu đã thực hiện các biện pháp trị ho nhưng không có kết quả, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Ho là một triệu chứng mà trẻ sơ sinh thường xuyên mắc phải, khi biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho đúng cách thì bé sẽ hồi phục rất nhanh. Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bé để có thể chăm sóc bé đúng cách, từ đó sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.