Ung thư phổi là căn bệnh ngày càng phổ biến, nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Hãy nâng cao kiến thức về bệnh ung thư phổi để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Sản phẩm vì lá phổi khỏe giảm đến 35%
Những điều cần biết về ung thư phổi
Phổi là một bộ phận rất quan trọng có nhiệm vụ giúp trao đổi khí từ môi trường bên ngoài đến các hệ cơ quan trong cơ thể, phổi hoạt động liên tục để cung cấp lượng oxy đồng thời giúp loại bỏ khí CO2 ra khỏi cơ thể.
Thống kê những năm gần đây cho thấy, Việt Nam có số lượng người mắc bệnh ung thư rất cao, trong đó tình trạng ung thư phổi ngày càng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về ung thư phổi và thúc đẩy hành động bảo vệ phổi khỏe mạnh, ngày 01/08 được lấy là ngày tuyên truyền “Phòng chống ung thư phổi” .
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Phổi dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh bên trong và bên ngoài cơ thể. Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
- Hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư phổi. Khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại gây ung thư, do đó, người hút thuốc và người thường hít khói thuốc vào phổi có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao so với người bình thường.
- Môi trường làm việc và không khí ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, tiếp xúc với các chất độc hại dễ khiến phổi bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến ung thư phổi.
- Tiếp xúc tia phóng xạ: Những người đã từng xạ trị hoặc tiếp xúc với các tia phóng xạ thì có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng.
Bên cạnh các nguyên nhân quan trọng kể trên, người có tiền sử bị bệnh phổi mãn tính (như bệnh lao, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi,…), tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi hoặc tuổi tác có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
Phân loại ung thư phổi
Ung thư phổi được đưa ra dựa trên hình thái của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi và được chia thành 2 loại:
Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ xảy ra gần như chỉ ở người hút thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là tên gọi chung của những loại ung thư phổi có tốc độ phát triển và di căn chậm hơn. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bao gồm ung thư tế bào vảy (gai), ung thư biểu mô tuyến và ung thư tế bào lớn.
Nhận biết dấu hiệu bất thường của phổi
Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi không gây ra các triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết nguy cơ ung thư phổi như tình trạng ho liên tục kéo dài không khỏi, ho ra máu, đau ngực, cảm giác khó thở, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, khàn giọng, đau đầu, đau nhức xương khớp,…
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe chi tiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ung thư phổi.
Ngoài ra nếu bạn hút thuốc lá hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý phổi, bạn cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư phổi.
Cách phòng ngừa ung thư phổi và bảo vệ phổi khỏe mạnh
Phổi rất quan trọng đối với mỗi người, vì vậy bạn cần chủ động bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại để phòng ngừa ung thư phổi và bảo vệ phổi khỏe mạnh.
- Nâng cao kiến thức cho cộng đồng về các yếu tố nguy cơ ung thư phổi để chủ động phòng tránh bệnh. Để giảm tỷ lệ ung thư phổi, hãy hành động ngay.
- Không hút thuốc lá, thuốc lá điện tử và tránh xa khói thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư tại nơi làm việc, sử dụng các thiết bị làm sạch không khí, giữ cho nhà ở sạch sẽ.
- Xây dựng và duy trì lối sống tốt, thực đơn ăn uống lành mạnh và tập thể dục, bài tập hít thở để nâng cao sức khỏe.
- Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh.
- Khuyến khích mọi người kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc ung thư phổi theo khuyến nghị để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chức năng bổ phổi, hỗ trợ phổi khỏe mạnh hơn.
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phổi
Chăm sóc sức khỏe phổi, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giải độc, thanh lọc và cải thiện các vấn đề về phổi và làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Thực phẩm chức năng bổ phổi đa dạng và tràn lan trên thị trường, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn và mua sản phẩm tại các nhà thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho người dùng.
Tham khảo một số thực phẩm chức năng bổ phổi tốt được nhiều người tin dùng hiện nay như viên đông trùng hạ thảo Wellness Nutrition, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Khí Khang, nước uống hỗ trợ hô hấp Sâm Bố Chính Biok, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ xịt họng keo ong Abipolis,…
Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ của ung thư phổi để nâng cao sức khỏe, chủ động phòng chống bệnh và góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư phổi.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có thể xem thêm:
- Nhận Biết Ung Thư Tuyến Giáp Giai Đoạn Đầu
- 4 Nguyên Nhân Ung Thư Phổi Ai Cũng Nên Biết
- 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Nên Xét Nghiệm HP
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.