Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc chữa trị rối loạn tiêu hóa tận gốc không chỉ giúp bệnh nhân dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy… mà còn ngăn chặn nguy cơ biến chứng sang viêm ruột, viêm đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng. Vậy cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà là gì. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa
Những ai dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, các nhóm nguy cơ phải kể đến gồm:
-
- Trẻ em: Hệ tiêu hóa non yếu khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, virus. Thói quen ăn uống và sử dụng thuốc không đúng cách cũng là nguyên nhân.
-
- Người cao tuổi: Lão hóa làm giảm chức năng tiêu hóa, từ nhai, nuốt đến hấp thụ dưỡng chất.
-
- Những người có tiền sử bệnh lý, lối sống không lành mạnh: Phụ nữ mang thai, người thường xuyên căng thẳng, hoặc mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường.
Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Những lưu ý để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Cũng vì là bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới việc điều trị bệnh. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, chế độ sinh hoạt ra sao?
Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến. Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho quá nhiều loại gia vị. Hạn chế ăn đồ chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã chế biến tránh ruồi, nhặng đậu vào. Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
-
- Hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn…
-
- Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm.
Chế độ ăn lành mạnh nhiều rau xanh tốt cho hệ tiêu hóa
-
- Hạn chế ăn đồ xào rán, nhiều gia vị cay nóng để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa . Đặc biệt những người có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Nên đảm bảo ăn đủ bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) để phân bố về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Tránh ăn quá vội vàng, đứng để ăn, ăn quá nhiều trong một bữa.
-
- Không nên mua quá nhiều thực phẩm dự trữ, nấu quá nhiều món, bảo quản thức ăn không tốt sẽ gây nên rối loạn tiêu hoá hoặc có thể gây ngộ độc thực phẩm.
-
- Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh.
Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục thể thao điều độ và khoa học cũng vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn, nó giúp chúng khỏe mạnh hơn. Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho tim mạnh, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc rối loạn tiêu hóa, cũng có nhiều cách cải thiện rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả như:
-
- Bổ sung nhiều chất xơ: chế độ ăn nhiều chất xơ thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và có thể bảo vệ chống lại nhiều chứng rối loạn tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm táo bón, viêm ruột,…
-
- Bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống: Chất béo giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và cần thiết để hấp thụ một số chất dinh dưỡng, như vitamin A, D, E và K (các vitamin tan trong chất béo). Axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm: các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó,…), cũng như các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ,…).
-
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Do đó, bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tránh táo bón.
-
- Kiểm soát căng thẳng: Hormone căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Khi căng thẳng, cơ thể không có thời gian để nghỉ ngơi và tiêu hóa.
-
- Ăn chậm, nhai kỹ: Nhai kỹ sẽ giúp chia thức ăn thành những miếng nhỏ hơn để các enzym trong đường tiêu hóa có thể phân hủy thức ăn tốt hơn. Khi nhai kỹ thức ăn, dạ dày sẽ phải làm việc ít hơn, điều này có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng.
-
- Vận động nhiều hơn: Tập thể dục thường xuyên là một cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa. Vận động giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.
-
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh. Nếu cần phải sử dụng đồ ăn nhanh, chúng ta nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, việc bổ sung men tiêu hóa cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một phương pháp đẩy lùi rối loạn tiêu hóa nhanh và hiệu quả hiện nay.
Bằng cách áp dụng những biện pháp trên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Luôn nhớ, một lối sống lành mạnh và cân bằng là chìa khóa để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.