Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch ( Immune system) là mạng lưới lớn gồm các cơ quan, tế bào bạch cầu, protein. Tất cả những thành phần trong hệ miễn dịch phối hợp với nhau để bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh (các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng). Hệ thống miễn dịch cũng giúp cơ thể của bạn chữa lành vết thương do nhiễm trùng và các chấn thương gây ra.
Nếu không có hệ thống miễn dịch hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, hệ miễn dịch mạnh giúp cơ thể bạn hạn chế bệnh và khỏe mạnh hơn.
Các loại vitamin quan trọng nhất cho hệ miễn dịch
Dưới đây là một số loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch mà bạn cần bổ sung đầy đủ:
Vitamin A tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin A còn được gọi là vitamin chống nhiễm khuẩn, vì nó có vai trò rõ rệt với miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Vitamin A có vai trò với đáp ứng miễn dịch được biểu hiện ở sự làm toàn vẹn của các biểu mô. Khi cơ thể thiếu vitamin A, các biểu mô quá sản, sừng hóa và các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ giảm.
Vitamin D – Dưỡng chất “vàng” cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Trong số các loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch không thể thiếu vitamin D. Một loại vitamin nổi tiếng với tác dụng tốt cho sức khỏe xương. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, đây còn là vi chất có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
- Vitamin D có thể tác động đến chức năng của các tế bào của hệ miễn dịch như bạch cầu đơn nhân (monocyte), tế bào đại thực bào, tế bào thần kinh (tế bào đuôi gai dendritic cell), tế bào T và tế bào B. Đây đều là những tế bào có vai trò tiêu diệt vi khuẩn và các sinh vật có hại, bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Vitamin D có đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, giúp làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm và tăng các cytokine chống viêm, nhờ đó, ngăn chặn được cơn bão cytokine.
- Nhiều nghiên cứu chứng minh thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tật, các rối loạn liên quan đến miễn dịch. Ngoài ra, chức năng phổi cũng có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Vitamin C không thể bỏ qua nếu muốn tăng sức khỏe hệ miễn dịch: Là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không tự sản sinh được, vitamin C đóng vai trò rất trọng đối với sức khỏe con người, nhất là hệ miễn dịch .
- Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau.
- Vitamin C khuyến khích sự sản sinh các tế bào bạch cầu (tế bào lympho và tế bào thực bào), giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Vitamin C giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ chúng khỏi sự xâm hại của các phân tử “xấu”, chẳng hạn như các gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Vitamin C có khả năng kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính – một loại bạch cầu tấn công vi khuẩn gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể – đến vị trí đang bị nhiễm trùng để tiêu diệt các tác nhân gây hại.
- Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong hàng rào biểu mô, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Cụ thể, vitamin C được vận chuyển đến da và hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự oxy hóa của môi trường.
Vitamin E – Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả
- Vitamin E một chất chống oxy hóa mạnh, giúp duy trì sức sống của màng tế bào lympho T – tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể, giúp các tế bào này sản sinh và thực hiện tốt chức năng, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Vitamin E được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng như hen suyễn
Nhóm Vitamin B
- Các vitamin nhóm B là những vitamin tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt vai trò của pyridoxin và folate quan trọng hơn hết. Nếu thiếu folate (vitamin B9) sẽ làm chậm sự tổng hợp của các tế bào có tham gia vào cơ chế miễn dịch. Tương tự như khi cơ thể thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng hơn miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Trên thực tế ở trẻ em và đặc biệt là ở phụ nữ có thai, thiếu folate thường đi kèm với thiếu sắt, đây là hai yếu tố gây thiếu máu. Nếu cơ thể thiếu pyridoxin (vitamin B6) sẽ làm chậm các chức năng miễn dịch, trung gian tế bào và dịch thể.
Những lưu ý cần biết
Việc sử dụng vitamin để tăng sức đề kháng ngày càng trở nên phổ biến Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vitamin, người dùng vẫn cần quan tâm tới 7 lưu ý dưới đây:
- Vitamin không thay thế chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cung cấp cho cơ thể nhiều nhóm chất cần thiết mà không chỉ vitamin. Do vậy, việc bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng không thể nào thay thế được các chất dinh dưỡng hàng ngày. Hãy sử dụng ngay để thấy hiệu quả.
- Không sử dụng quá lâu một loại vitamin: Sử dụng lâu dài một loại vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu có thể gây ra hiện tượng tích lũy và gây độc cho cơ thể. Mặt khác, việc sử dụng quá lâu một loại vitamin có thể làm suy yếu đi cơ thể tự tổng hợp hay chuyển hóa để tạo thành vitamin đó.
- Hiểu rõ các tác dụng không mong muốn của vitamin: Vitamin cũng sẽ gây hại nếu lạm dụng hoặc không sử dụng đúng cách. Ví dụ như vitamin C sử dụng thường xuyên ở liều cao (trên 1gam/ngày) có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa, sỏi thận,… Hay như vitamin A nếu sử dụng quá 10.000 UI/ngày cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
- Vitamin có khả năng tương tác với thuốc điều trị: Việc kết hợp sử dụng vitamin và các sản phẩm thuốc khác có thể gây hại cho cơ thể khi tạo ra các phản ứng không mong muốn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do vậy, nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bạn đang điều trị một bệnh nào đó mà muốn sử dụng thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
- Thời điểm dùng vitamin: Thời điểm sử dụng vitamin cũng rất quan trọng. Ví dụ như vitamin nhóm B và C nên uống vào buổi sáng hoặc trưa vì chúng có khả năng gây ra hiện tượng mất ngủ. Hoặc nên sử dụng viên uống phối hợp nhiều vitamin ngay sau khi ăn.
- Nguồn gốc của vitamin đang sử dụng: Để đảm bảo việc sử dụng vitamin là an toàn và hiệu quả thì nguồn gốc của các vitamin bạn đang dùng đóng vai trò quan trọng. Chỉ nên sử dụng vitamin có nguồn gốc rõ ràng, thuộc các thương hiệu uy tín với hàm lượng vitamin được bảo đảm và khả năng hấp thu cũng tốt hơn bình thường.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.