Tình trạng nám, tàn nhang, đốm nâu là một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất hiện nay mà nhiều người mắc phải. Tuy những vấn đề này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến gương mặt chúng ta mất thẩm mỹ và trở nên tự ti trong giao tiếp . Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây 7 sự thật bạn cần biết về nám, tàn nhang và đốm nâu.
Nám, tàn nhang, đốm nâu là gì?
Nám da là gì?
Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.
Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.
Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má,mũi, cằm hoặc trán. Nám da ở phụ nữ gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho làn da, điều này khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.
Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông, sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại, gồm:
- Nám nông.
- Nám sâu.
- Nám hỗn hợp.
Tàn nhang là gì?
Tàn nhang là những đốm phẳng nhỏ thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cơ thể như: mặt, ngực, lưng, chân tay,… Chúng có màu nâu, đỏ, nâu nhạt hoặc nâu sẫm với kích thước nhỏ khoảng vài mm (thường không quá 5mm).
Tàn nhang không phải là một bệnh da liễu, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có khả năng di truyền.
Bất kì ai cũng có khả năng bị tàn nhang, kể cả những em bé 1 – 2 tuổi, những vết tàn nhang có thể xuất hiện ngay sau một thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và rất khó để loại bỏ nếu không sử dụng các biện pháp điều trị da liễu đặc biệt.
Đốm nâu trên da là gì?
Đốm nâu trên da là những tổn thương lành tính, xuất hiện trên những vùng cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Mặt và mu bàn tay là 2 trong số những khu vực thường xuất hiện đốm nâu trên da. Những tổn thương này có xu hướng tăng số lượng theo độ tuổi, phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi.
Đốm nâu xuất hiện là do sự phản ứng của các tế bào sản sinh sắc tố melanin có chức năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tia UV có hại, gọi là Melanocyte. Một khi bạn tiếp xúc với tia UV quá nhiều, Melanocyte sẽ gia tăng sự sản xuất Melanin nhằm chống lại tác động xấu của tia UV. Cơ chế này thông thường sẽ mang đến cho bạn làn da ngăm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các sắc tố không tản đều ra mà tụ họp lại một chỗ, hình thành nên các đốm nâu.
Đốm nâu là các dát giới hạn rõ, loại thường gặp nhất là đồi mồi. Những dạng khác của đốm nâu là đốm nâu dạng đốm, đốm nâu đơn thuần.
Phân biệt nám, tàn nhang và đốm nâu như thế nào?
Phân biệt nám, tàn nhang, đồi mồi cần căn cứ vào các yếu tố như hình dạng, màu sắc, độ tuổi thường mắc các tình trạng da này. Dưới đây là các đặc điểm thường gặp giúp bạn phân biệt được 3 bệnh này.
Nám
Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi, chủ yếu ở phụ nữ sau sinh hoặc đến giai đoạn tiền mãn kinh, cũng có một số trường hợp xuất hiện nám ở tuổi dậy thì. Nám nằm sâu dưới lớp biểu bì da, đặc biệt thường thấy ở da mặt, kích thước lớn hơn tàn nhang và đồi mồi.
Nám da có hai hình dạng tùy thuộc vào loại nám, bao gồm nám đốm và nám mảng.
- Nám đốm là các nốt sắc tố tròn, đậm màu, nhỏ bằng đầu đinh, mọc tách rời, kích thước có thể từ 1-5mm, xuất hiện ở hai bên gò má;
- Nám mảng thường thấy ở hai bên gò má, có tính lan, nhiều trường hợp còn có thể che kín cả khuôn mặt.
- Nám hỗn hợp là tình trạng da xuất hiện cả hai loại nám trên.
Tàn nhang
Tàn nhang có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả người đang trong giai đoạn dậy thì. Tàn nhang xuất hiện ở lớp da nông trên bề mặt da. Ngoài da mặt, tàn nhang còn có thể xuất hiện ở các vị trí như cổ, tay, ngực…
Tàn nhang có kích thước nhỏ, hình dạng tròn, nằm riêng lẻ hoặc kết thành mảng, màu vàng, đỏ, nâu, khi ra nắng càng nhiều, tàn nhang càng có xu hướng đậm màu hơn.
Đồi mồi
Đồi mồi thường xuất hiện ở những người có tuổi và không liên quan đến sự thay đổi nội tiết. Đồi mồi xuất hiện trên thượng bì da, tuỳ vào đặc điểm cơ địa mỗi người mà các đốm đồi mồi có màu đậm-nhạt, to-nhỏ, tròn – dẹt khác nhau. Tình trạng da xuất hiện đồi mồi thường thấy ở các khu vực như cánh tay, mu bàn tay, đuôi mắt, gò má…
Đây là bảng tóm tắt cách phân biệt nám, tàn nhang và đồi mồi giúp bạn dễ dàng nhận biết được đặc điểm của từng loại tình trạng da:
Đồi Mồi | Nám | Tàn nhang | |
Khái niệm | Đồi mồi có biểu hiện là những đốm nâu đậm màu hình bầu dục và kích thước không đồng đều. | Đây là tình trạng xuất hiện các đốm hay vệt màu nâu hay xám trên làn da, thường đối xứng với nhau như: hai bên má, cằm, trán,… | Nhận biết tàn nhang là các đốm nâu tròn nhỏ,có thể nằm rải rác/đối xứng. Thường gặp trong các trường hợp vừa bị thay đổi nội tiết hay chịu tác động của ánh nắng mặt trời. |
Hình dáng | đốm bầu dục | đốm/vệt | đốm tròn nhỏ |
Nguyên nhân hình thành | Khi sắc tố Melanin trên da thừa quá mức, chịu tác động bởi 2 yếu tố căn bản là nội sinh như di truyền, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng,..và ngoại sinh như tác động của tia UV | Bắt nguồn từ sự tác động bên trong và ngoài cơ thể như: ô nhiễm môi trường, khói bụi, ánh nắng mặt trời,… trực tiếp tác động lên da làm tăng cường sản sinh Melanin, suy giảm Estrogen, stress,… làm cơ thể rối loạn sắc tố. | Nguyên nhân bên trong gây ra tàn nhang thường gặp là do di truyền, biến đổi gen dẫn đến rối loạn sắc tố Melanin, tia UV trong ánh sáng mặt trời cũng là một tác nhân điển hình |
Màu sắc | Nâu đậm | Nâu/xám | Nâu |
Vùng phân bố | Xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở 2 má, mang tai và tay | Thường tập trung đối xứng với nhau như: hai bên má, cằm, trán,… | Những vùng da tập trung nhiều Melanin sẽ đậm màu hơn và dễ hình thành tàn nhang |
7 sự thật cần biết về nám, tàn nhang và đốm nâu?
Những điểm chung của nám, tàn nhang và đồi mồi
Nám, tàn nhang và đồi mồi đều là các vấn đề về sắc tố da thường gặp, có những đặc điểm chung như sau:
- Tăng sắc tố da: Cả ba tình trạng này đều liên quan đến sự gia tăng sản xuất melanin, gây ra các đốm màu tối trên da.
- Nguyên nhân do tia UV: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ra nám, tàn nhang và đồi mồi. Tia UV kích thích sản xuất melanin, dẫn đến sự hình thành các đốm sắc tố.
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị nám, tàn nhang hoặc đồi mồi, khả năng bạn mắc phải các vấn đề này cũng cao hơn.
- Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng góp phần vào sự xuất hiện của nám, tàn nhang và đồi mồi, đặc biệt là đồi mồi, thường xuất hiện ở người lớn tuổi.
- Vị trí xuất hiện: Các đốm sắc tố này thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, tay, vai và lưng.
- Thẩm mỹ và tâm lý: Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, nám, tàn nhang và đồi mồi có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra tự ti về ngoại hình cho nhiều người.
- Biện pháp phòng ngừa và điều trị: Cả ba tình trạng đều có thể được phòng ngừa và điều trị bằng cách sử dụng kem chống nắng, tránh nắng, sử dụng các sản phẩm làm sáng da chứa thành phần như vitamin C, retinol, và có thể sử dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu như laser, lột da hóa học hoặc liệu pháp ánh sáng.
Những đặc điểm chung này giúp nhận diện và quản lý các vấn đề về sắc tố da một cách hiệu quả hơn.
Có cách nào phòng tránh được không?
Với những nguyên nhân do tác động bên ngoài thì hoàn toàn có thể tác động được. Ví dụ như đi nắng thì cần thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận. Cố gắng giảm stress. Sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa mụn để không bị mụn bọc, mụn mủ làm tăng sắc tố trên da.
Cách phân biệt các loại nám, tàn nhang, đốm nâu
Trước khi chữa trị nám, tàn nhang đốm nâu. Chúng ta cần biết mình bị loại trên bề mặt da hay bị ở sâu dưới lớp trung bì hay hạ bì rồi mới tìm đến phương pháp đúng để chữa trị.
Để phân biệt bạn có thể lấy hai tay kéo căng phần da bị đậm sắc tố. Nếu phần sắc tố nhạt đi khi kéo căng. Có nghĩa là bạn bị trên bề mặt da. Ngược lại, nếu làm cách trên mà thấy các vết sậm màu rõ hơn. Có nghĩa là bạn đang bị đậm sắc tố ở sâu dưới da. Một cách khác để nhìn là nếu bạn thấy các sắc tố trên da có chỗ đậm chỗ nhạt. Đó là những chỗ đậm là chỗ bị sắc tố trên bề mặt da. Còn chỗ nhạt là sắc tố nằm sâu dưới lớp trung bì và hạ bì.
Với các loại nám, tàn nhang, hoặc đốm nâu ở trên bề mặt da nhìn có vẻ “nặng” và sậm màu hơn loại nằm sâu dưới bề mặt da. Tuy nhiên, loại này cũng là loại dễ chữa trị nhất, và các phương pháp điều trị cũng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều.
Với loại nám, tàn nhang, và đốm nâu bị sâu dưới da thì sẽ khó để chữa hơn. Và chắc chắn cần có một bác sĩ giỏi để chẩn đoán độ sâu của các sắc tố. Từ đó đưa ra đúng phác đồ điều trị. Loại sắc tố này thường cứng đầu và khó điều trị nên cần bệnh nhân phải thật kiên trì.
Tin buồn là đa số người bị nám, tàn nhang, hoặc đốm nâu sẽ bị cả hai loại sắc tố nông và sâu như nêu trên. Và phải kết hợp nhiều loại sản phẩm và công nghệ mới có thể điều trị hết.
Các phương pháp điều trị nám, tàn nhang, và đốm nâu
Hiện tại có khá nhiều phương pháp để điều trị nám, tàn nhang, và đốm nâu.
- Với các loại sắc tố trên bề mặt da, các sản phẩm bôi thoa có chức năng làm sáng da như vitamin C, Arbutin hoặc Hydroquinone có thể giúp cải thiện.
- Đối với các loại nám, tàn nhang và đốm nâu nằm sâu dưới bề mặt da thì các sản phẩm bôi thoa hầu như không cải thiện. Và sẽ cần đến phương pháp chuyên sâu hơn như sử dụng Laser ND yag, tiêm Meso,Laser đồng ánh sáng kép, công nghệ tái tạo màng đáy.
Các loại công nghệ kể trên sẽ làm tổn thương bề mặt da, sau đó da sẽ đóng mày rồi tạo ra lớp da non sáng mịn hơn lớp cũ. Với phương pháp này thường bạn cần nghỉ dưỡng 1-2 tuần cho da lành lại mới có thể sinh hoạt lại bình thường.
Các loại nám, đốm nâu, và tàn nhang có trị được sạch 100% không?
Có, nhưng chỉ với một số người bị ít, và đáp ứng tốt với phương pháp điều trị. Đa số những người bị nhiều chỉ cải thiện được khoảng 80%.
Sau khi điều trị da có bị mỏng hơn không?
Đối với Laser yag da sẽ không bị mỏng hơn. Tuy nhiên da sẽ tổn thương vì cần bong lớp mày đi để lớp da non thay vào. Tuy nhiên, đây là cảm giác tạm thời, từ từ da sẽ trở lại như cũ. Laser cũng sẽ thúc đẩy tạo collagen nên sẽ có tác dụng trẻ hoá da.
Với các công nghệ điều trị mới nhất hiện nay đang sử dụng tại phòng khám da liễu Pensilia như Laser đồng ánh sáng kép, công nghệ tái tạo màng đáy da của bạn chắc chắn sẽ không bị mỏng hoặc yếu hơn. Các bác sĩ da liễu và nhà khoa học đã cải tiến công nghệ tốt hơn, hiệu quả, độ an toàn đã được chứng minh lâm sàng.
Cần chăm sóc da như thế nào sau điều trị?
Bất kỳ phương pháp điều trị nào thì cũng cần phải chống nắng thật kỹ khi ra đường. Bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sắc tố. Ngoài ra, với những điều trị bằng Laser, Lăn kim hay lột hoá học thì nên kết hợp bôi các sản phẩm làm sáng da để hiệu quả nhanh chóng hơn.
Kết luận
Nám, tàn nhang và đốm nâu không chỉ là những vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của nhiều người. Hiểu rõ nguyên nhân và cách phân biệt các loại sắc tố da sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bằng việc bảo vệ da khỏi tia UV và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng da và lấy lại vẻ tự tin. Hãy luôn duy trì một chế độ chăm sóc da khoa học và tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu để có làn da khỏe mạnh và đẹp hơn mỗi ngày.